Nhiều người Việt với những thói quen ăn uống thường thấy, đang từng ngày "phá nát" gan, thậm chí là tự rước cả ung thư gan mà không hề biết.
Nhiều người Việt với những thói quen ăn uống thường thấy, đang từng ngày "phá nát" gan, thậm chí là tự rước cả ung thư gan mà không hề biết.
Ảnh minh họa: Internet
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và thải độc cơ thể. Gan bị tổn thương thì không thể chuyển đổi hiệu quả các chất dinh dưỡng. Nhờ gan làm việc, các chất dinh dưỡng mà chúng ta ăn vào như protein, chất béo... được trao đổi một cách bình thường.
Do đó, chế độ ăn uống hạn chế kích thích gan rất quan trọng để duy trì sức khỏe bộ phận này.
Một số thực phẩm có thể gây tổn thương cho ganĂn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, mặc dù rất thơm ngon, nhưng giàu chất béo, lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ .
Gan bị bao phủ bởi lớp chất béo dễ dẫn đến viêm gan, nghiêm trọng hơn là xuất hiện xơ gan, ung thư gan.
Thường xuyên uống rượu
90% chất cồn vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quá trình chuyển hóa chất béo, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, từ đó dẫn đến tích tụ quá nhiều chất béo trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan và xơ gan do rượu. Nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen sử dụng đồ uống có cồn, gan của bạn sẽ dần "hết hạn sử dụng".
Uống thuốc bừa bãi
Thuốc có thể gây tổn thương gan trực tiếp hoặc thông qua sự chuyển hóa trong cơ thể. Theo thống kê, hiện có hơn 1.000 loại thuốc có thể gây tổn thương gan. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc giảm cân,… đều có thể gây tổn thương gan.
Vì vậy, khi dùng thuốc bạn nên có chỉ định của bác sĩ hoặc đọc hướng dẫn sử dụng để tránh uống thuốc quá liều.
Ăn nhiều thực phẩm có guồn gốc động vật
Thịt đỏ, trứng và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua ăn quá nhiều có thể khiến gan bị tổn thương. Khi đó, gan không thể chuyển hóa protein đúng cách và phá vỡ các axit amin trong cơ thể.
Nên chọn thịt nạc từ thịt gia cầm, protein không phải thịt như đậu, các loại hạt hay sữa đậu nành.
Ăn quá mặn
Thực phẩm đóng hộp như súp, thịt hoặc rau, có nhiều muối và đường sẽ khiến cơ thể giữ nước. Để ngăn ngừa tổn thương gan, nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, thay bằng tỏi, hạt tiêu hoặc gia vị khác.
Ăn thức ăn quá mặn sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất của gan, ảnh hưởng đến tim gây các bệnh tim mạch và mạch máu não, dẫn đến các vấn đề về huyết áp. Người có vấn đề về gan, tim mạch hay huyết áp đều nên hạn chế ăn mặn, lượng khuyến cáo trong ngày 5-6 g muối.
Ăn quá ngọt
Nếu có vấn đề về gan, bạn cần tránh ăn đường để gan không phải hoạt động quá vất vả. Lượng đường quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của gan, khiến chất béo tích tụ trong gan tăng lên khiến gan nhiễm mỡ.
Hạn chế thực phẩm có đường như kẹo, kem, bánh và loại mặn như khoai tây chiên. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ và có đường tự nhiên như dâu tây, cam hoặc táo.
Thích ăn thực phẩm sống
Thường xuyên ăn thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá, nem chua thịt sống, uống nước lã…, không chú ý đến vệ sinh, gan rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, có thể gây bệnh sán lá gan.
Ăn thực phẩm bị mốc
Aflatoxin trong thực phẩm bị mốc được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan. Nếu bạn vô tình ăn thực phẩm bị nấm mốc, chẳng hạn như các loại hạt như: hướng dương, đậu phộng, hạnh nhân.. đã bị thay đổi hương vị, hãy nhanh chóng nhổ nó ra và súc miệng cẩn thận.
Ăn kiêng để giảm cân không ăn cơm
Khi nói đến giảm cân, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc ăn kiêng, đặc biệt là không ăn thực phẩm giàu protein và thực phẩm chính giàu tinh bột, tiêu biểu là cơm trắng. Nếu thời gian dài bạn không tiêu thụ những thực phẩm dinh dưỡng, sẽ dẫn đến gia tăng đáng kể lượng lớn chất béo phân hủy trong cơ thể, và lượng lớn chất béo đó sẽ được đẩy đến gan.
Xem thêm