Trong mùa hè nắng nóng, nước râu ngô là loại đồ uống giải khát bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng của nước râu ngô
Hỗ trợ giảm cânNước râu ngô có lượng calo thấp, tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt. Uống nước râu ngô còn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.Chống oxy hóa
Nước râu ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, K... và các vi chất quan trọng khác. Các chất này có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể đồng thời giúp ngăn chặn các gốc tự do làm tổn hại tế bào, giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Như đã nói ở trên, nước râu ngô chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Rau ngô còn chứa các chất có tính kháng khuẩn tự nhiên. Nó thường được dùng để trị các vấn đề như phát ban, mụn nhọt, giảm đau, ngứa do côn trùng cắn...
Trị chứng xuất huyết
Râu ngô có chứa vitamin K - một chất giúp kiểm soát chảy máu, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bà bầu không được tự ý sử dụng râu ngô mà cần phải có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng được tiết niệu
Do tác dụng lợi tiểu và khử trùng, nước râu ngô có tác dụng tuyệt vời giúp chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quả thường xuyên uống nước râu ngô sẽ góp phần làm tan sỏi có thành phần urat, photphat, carbonat.
Kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao dẫn đến một số bệnh liên quan đến tim mạch nguy hiểm. Uống nước râu ngô thường xuyên là một cách giúp bạn kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh.
Những lưu ý khi uống nước râu ngô
Tuy nước râu ngô có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng loại đồ uống này. Sử dụng sai cách có thể gây phản tác dụng.
Không dùng chung với các loại thuốc
Khi đang sử dụng các loại thuốc khác để trị bệnh, không nên dùng nước râu ngô. Đặc biệt, không dùng chung thuốc lợi tiểu với nước râu ngô.
Không dùng liên tục trong thời gian dài
Dù nước râu ngô rất tốt nhưng bạn không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Chỉ nên uống khoảng 10 ngày/tháng để tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng loại đồ uống lợi tiểu này vào buổi tối vì nó có thể khiến bạn mất ngủ do phải đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Liều lượng sử dụng
Thông thường, chỉ cần dùng khoảng 20 gram râu ngô tươi hoặc 10 gram râu ngô khô là đủ để pha nước uống. Trẻ nhỏ có thể dùng nước râu ngô nhưng không nên uống nhiều, mỗi ngày chỉ uống 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml.
Không lạm dụng uống nước râu ngô thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
Những người không nên sử dụng nước râu ngô
Người bị máu đông không nên dùng nước râu ngô vì loại nước này có tác dụng cầm máu. Trường hợp người cao tuổi bị mỡ máu cũng cần hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cũng nên hạn chế uống nước râu ngô. Nguyên nhân là do râu ngô có tác dụng đông máu, dễ làm máu đóng thành cục và gây ra những biến chứng không mong muốn.
Một số bài thuốc từ râu ngô
Trị viêm thận, viêm bàng quang
100 gram rau ngô, 50 gram rau má, 50 gram mã đề, 50 gram ý dĩ, 40 gram sài đất. Đem các nguyên liệu này sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang, uống trong 2-3 tuần.
Trị phù nề
50 gram râu ngô, 50 gram cỏ tranh đem sắc lấy nước uống hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng. Hoặc dùng râu ngô, lá mơ lông, kim tiền thảo, mỗi vị 30 gram và sắc lấy nước ống.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Dùng 30-40 gram râu ngô để sắc lấy nước uống hoặc có thể kết hợp râu ngô với các vị thuốc khác như cỏ ngọt, tri mẫu, mạch môn...
Trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng
Râu ngô, nhân trần, mỗi vị 30 gram, cỏ ngọt 10 gram, đêm sắc lấy nước. Mỗi ngày 1 thang, uống trong 3-4 tuần.
Lưu ý, không nên tự ý sử dụng râu ngô để trị bệnh. Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn.