Một phụ huynh phàn nàn: “Sau khi con vào cấp hai, con tôi càng xa cách với bố mẹ. Lúc nào cũng cọc cằn, khó chịu".
Tại sao vậy?
Sau khi đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên, cô con gái vốn ngoan ngoãn và hiểu chuyện đột nhiên tâm tính thay đổi, chỉ trích mọi thứ.
Bố mẹ nói phải học tập chăm chỉ, cô bé nói: “Điều này bố mẹ đã nói tám trăm lần rồi, bố mẹ có thể nói gì khác không?”
Bố mẹ bảo đừng nghịch điện thoại, cô bé đáp lại: "Sao bố không nói lúc con đang đọc sách? Bố cũng cầm điện thoại suốt mà”.
Bố mẹ muốn quan tâm đến cô bé thì bị phản bác: "Bố mẹ có thể tôn trọng sự riêng tư của con và vui lòng gõ cửa trước khi vào được không?"
Trẻ cáu kỉnh và dễ nổi giận, làm sao để giao tiếp? Điều khiến nhiều phụ huynh càng khó chịu hơn là con hoặc không chịu nghe những điều rõ ràng là tốt cho bản thân mình, hoặc nhất quyết làm điều gì đó để chống lại bố mẹ.
Ảnh minh họa.
Tâm lý trẻ vị thành niên
Muốn hòa hợp tốt với trẻ vị thành niên, trước hết chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý của chúng.
Tự nghi ngờ
Chúng ta sẽ thấy rằng trẻ vị thành niên đặc biệt quan tâm đến ý kiến của người khác. Nếu ai đó chỉ trích chúng một chút, có thể chúng sẽ nghi ngờ bản thân và cho rằng “Tôi thật tồi tệ? Tôi có vô ích không?”.
Sở dĩ điều này xảy ra là vì sau khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, khả năng tự nhận thức của trẻ sẽ tăng lên và trẻ sẽ phân biệt rõ ràng mình với người khác.
Để khiến bản thân trông đặc biệt và nổi bật, trẻ sẽ điều chỉnh lời nói và hành động của mình theo cách nhìn của người khác, đồng thời cũng sẽ cố gắng giữ mình ở những tiêu chuẩn cao.
Điều này khiến trẻ đôi khi tràn đầy tự tin nhưng khi gặp phải một thất bại nhỏ có thể rơi vào mặc cảm tự ti sâu sắc.
Sự tò mò mạnh mẽ về người khác giới
Có hai lần trong đời một đứa trẻ tìm kiếm sự gắn bó. Một là mối quan hệ thân thiết với mẹ khi còn nhỏ, hai là mong muốn hình thành sự gắn bó với người khác giới.
Vì vậy, ở tuổi thiếu niên, việc trẻ có cảm tình với người khác giới là điều hết sức bình thường. Chúng có thể giấu kín tình cảm của mình sâu trong lòng, hoặc có thể mạnh dạn bày tỏ, thậm chí có người còn trực tiếp nảy sinh mối quan hệ giữa bạn trai và bạn gái.
Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ mắc sai lầm khi còn quá nhỏ, sự phát triển về mặt cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không biết cách xử lý đúng khiến mối quan hệ với con càng trở nên căng thẳng.
Ảnh minh họa.
Đặt mình vào nguy hiểm
Một đặc điểm chính khác của trẻ vị thành niên là tư duy lấy bản thân làm trung tâm.
Ở giai đoạn này, chúng không sợ bất cứ điều gì, chúng cảm thấy mình khác biệt, chúng cảm thấy mình có thể thay đổi thế giới và mình là người đặc biệt nhất.
Loại tự tin này có thể mang lại cho trẻ lòng dũng cảm nhưng nó cũng có thể mang đến nguy hiểm. Bởi tinh thần dũng cảm khiến trẻ theo đuổi sự phiêu lưu và mù quáng suy nghĩ: “Tôi khác với những người khác, tôi sẽ ổn thôi”.
Cảm thấy lo lắng vô cớ
Vì “cái tôi” tương đối mạnh nên trẻ vị thành niên chú ý đến cảm xúc của bản thân nhiều hơn nhưng khả năng điều tiết cảm xúc lại tương đối yếu.
Trong giai đoạn này, trẻ trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Những lời chỉ trích, buộc tội của cha mẹ sẽ khiến chúng trở nên cáu kỉnh, lo lắng, chán ghét và thậm chí “nổi loạn” hơn.
Giúp trẻ vượt qua “khủng hoảng” tuổi thiếu niên
Cuốn sách “Những cô gái vị thành niên” đề cập rằng tuổi vị thành niên là “độ tuổi nguy hiểm” trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Điều này hoàn toàn đúng.
Khi một đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên, chúng ta sợ nó sẽ kết bạn xấu; sợ nó sẽ có những thói quen xấu; sợ nó dành quá nhiều thời gian cho hình ảnh và trì hoãn việc học tập; sợ nó sẽ theo đuổi sự phấn khích và mạo hiểm...
Nhưng chúng ta nên hướng dẫn trẻ như thế nào cho đúng?
Ví dụ 1: Mặt đứa trẻ nổi mụn và bị bạn cùng lớp trêu, hoặc con gái bị trêu chọc vì tăng cân.
Phụ huynh A: “Điều quan trọng nhất với con lúc này là chăm chỉ học tập và đừng quá lo lắng về hình ảnh của mình. Sau này thành công, con có sợ không có tiền lo cho bản thân không?”
Phụ huynh B: "Ai cười con? Mẹ sẽ đến trường nói chuyện với bạn đó".
Phụ huynh C: "Tình trạng này là bình thường. Sau giai đoạn này sẽ ổn thôi”.
Ví dụ 2: Bố mẹ tìm thấy một bức thư tình trong cặp sách của con.
Phụ huynh A: “Con từ nhỏ học không tốt, chỉ muốn nói chuyện bạn trai, bạn gái, muốn chọc tức bố mẹ à?”
Phụ huynh B: "Tốt nhất con nên bỏ những suy nghĩ này đi. Nếu mẹ biết con yêu, hãy xem mẹ sẽ xử lý con như thế nào!";
Phụ huynh C: "Thảo nào con không học hành chăm chỉ, điểm tụt. Thì ra con đang yêu. Ở nhà không đi đâu cả. Hãy tự suy xét lại mình đi!".
Đã bảo giờ bạn nói những lời này với con mình?
Điều này sẽ chỉ khiến con cảm thấy rằng bạn không hiểu con và bạn càng nói, con càng trở nên nổi loạn.
Khi gặp vấn đề ở tuổi thiếu niên, điều chúng ta cần làm là đồng cảm với cảm xúc của con, hiểu hoàn cảnh của con và cùng nhau khám phá những thay đổi về thể chất và tâm lý. Hãy để trẻ hiểu rằng những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình có thể chấp nhận được nhưng một số hành vi là không khôn ngoan.
Nếu trong nhà có trẻ vị thành niên thì chúng ta cần thay đổi cách nuôi dạy con cái, không thể ra lệnh, buộc tội chúng nữa mà chỉ có hiểu biết và tôn trọng hơn thì chúng ta mới có thể thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.