Các hoạt động truyền thông về Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hướng tới đối tượng là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
Các hoạt động truyền thông về Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hướng tới đối tượng là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch thực hiện truyền thông (Kế hoạch số 162/KH-UBND) về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2022-2025 để góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng hướng tới việc tuyên truyền cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình giảm nghèo về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
Theo đó, từ năm 2022 đến năm 2025, Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng truyền thông của Kế hoạch là người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội; trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
Việc truyền thông sẽ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các hoạt động, phong trào thi đua, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, đối thoại về chính sách giảm nghèo, phát hành tờ rơi… và tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình và các nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-TC/TW ngày 23/6/2021 của, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
- Phong trào thi đua "Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng.
Các cấp Hội phụ nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ như: trao vốn, vật nuôi, con giống, tặng nhà... khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no".
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
- Thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Kêu gọi sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất nước phồn vinh, củng cố niềm tin của Nhân dân vào bản chất tốt đẹp của chế độ.
Để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông, Kế hoạch cũng đưa ra một sốgiải pháp cần triển khai như:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về Chương trình.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông. Tạo các kênh truyền thông 2 chiều, đảm bảo mục tiêu tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước và tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về việc thực hiện Chương trình.
- Các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông; sản xuất các tác phẩm truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình vươn lên thoát nghèo.
- Hàng năm, tổ chức giám sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác truyền thông về Chương trình, lồng ghép với công tác giám sát đánh giá thực hiện Chương trình ở địa phương, đơn vị; kịp thời phản ánh, đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết.