Theo phong tục của người Gié Triêng, khi cô gái đến tuổi cập kê được một chàng trai mà mình ưng ý cầu hôn và muốn lấy người đó làm chồng thì thường lên rừng kiếm củi để cõng đến nhà trai.
Người dân tộc nào ở Việt Nam tỏ tình bằng cách ‘vỗ mông’?
Khi hai bên đã ưng ý nhau, cô gái sẽ e thẹn tách khỏi đám đông chờ đợi, chàng trai ngay lập tức tiếp cận và vỗ vào mông cô gái nói lời ướm hỏi.
Đàn ông tìm vợ tại chợ và những phong tục lạ lùng trên thế giới
Đàn ông tìm vợ tại chợ, cô dâu không được cười trong đám cưới ... là những phong tục lạ ở một số quốc gia trên thế giới.
Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới
Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn... là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.
1. 1. Dân tộc Gié Chiêng có nguồn gốc từ nước nào?
Chính xác
Dân tộc Gié Triêng tại Việt Nam có nguồn gốc từ Lào. Nhưng tổ tiên người Gié Triêng đã sinh sống lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh, cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
2. 2. Theo phong tục của người Gié Triêng, khi cô gái đến tuổi cập kê được một chàng trai mà mình ưng ý cầu hôn và muốn lấy người đó làm chồng thì thường lên rừng kiếm củi để cõng đến nhà trai. Cô gái thường phải mang tới nhà trai bao nhiêu bó củi?
Chính xác
Số lượng củi các cô gái mang đến nhà trai thường là 100 bó. Không chỉ cõng củi cho gia đình nhà chồng mà còn mang cho cả anh chồng, chị ruột của chồng đã xây dựng gia đình và ở riêng. Mỗi gia đình khoảng 20 đến 30 bó.
3. 3. Khi nhà gái cõng củi đến để hẹn ước, nhà trai thường làm gì đáp lễ?
Chính xác
Nhà trai thường làm thịt 60 đến 70 con chim, con chuột để tiếp đãi khi nhà gái cõng củi đến nhà mình.
4. 4. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể thường trao cho nhau cái gì để cùng ăn uống?
Chính xác
Việc cưới xin của người Gié Triêng trải qua nhiều bước, bao giờ cũng có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau thông qua việc đưa cho nhau bát cơm với gan gà để cùng ăn và cùng uống chung bát rượu, hoặc có nơi trùm chung tấm chăn.
5. 5. Sau đám cưới, vợ chồng trẻ người Gié Triêng sẽ sống ở đâu?
Chính xác
Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ phải sống luân phiên từ nhà cha mẹ vợ sang nhà cha mẹ chồng cứ 3-4 năm một lần, cho đến khi cha mẹ một bên qua đời mới định cư một chỗ.
Bình luận