Trước những thắc mắc về cơ chế ưu tiên cho học sinh giỏi (HSG) tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bộ GD&ĐT khẳng định, không có sự ưu tiên nào cho học sinh có giải tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Báo Hà Nội dẫn nguồn Thông tư quy định về các đối tượng tuyển thẳng và được ưu tiên tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Bộ GD&ĐT cho biết rằng một trong những căn cứ rất quan trọng được Bộ đưa ra để xây dựng thông tư cũng như xin ý kiến ban hành Thông tư theo đúng quy trình của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là làm sao đảm bảo được sự công bằng nhất đối với tất cả các em học sinh.
Đáng chú ý những đối tượng được tuyển thẳng đều là những đối tượng chính sách cần có sự ưu tiên để tạo điều kiện cho các đối tượng đó có thể tiếp tục học tập ở cấp phổ thông. Ngoài ra, có quy chế ưu tiên dành cho các em học sinh đã tham gia các giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và Cuộc thi khoa học - kỹ thuật.
Điều này có nghĩa là những thí sinh có giải HSG cấp tỉnh, cấp thành phố không được hưởng bất cứ ưu tiên nào tại kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện nay.
Trước đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng, giải HSG thì xét theo từng môn, trong khi tuyển sinh lớp 10 gồm các môn khác nhau. Do đó, đối với một học sinh THCS giỏi Toán, cần được khuyến khích phát triển môn này, đồng thời phát triển năng lực và tư duy ở các môn khác.
Ngoài ra, nếu tuyển thẳng hay có chế độ ưu tiên cho HSG cấp tỉnh, có thể xảy ra tình trạng nhiều học sinh chỉ tập trung môn đó từ lớp 6, lớp 7 và bỏ qua các môn khác, dẫn đến việc chọn các môn học ở cấp THPT không được phù hợp. Từ đó, các chính sách cấp THCS hướng tới việc phát triển toàn diện năng lực, kiến thức nền tảng. Đây cũng là lý do không có trường chuyên ở bậc THCS.
Trao đổi với báo Tiền Phong PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết năm 2014, bộ đã ban hành quy chế tuyển sinh THPT, nêu rõ bốn nhóm thí sinh được tuyển thẳng và ba nhóm được cộng điểm ưu tiên (con các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang, đang sống và học tập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn....).
Quy chế của bộ quy định, các tỉnh, thành phố chủ động kế hoạch tuyển sinh bao gồm thời gian tổ chức thi, môn thi, hình thức, còn các điều kiện liên quan tuyển thẳng hay ưu tiên thì phải thực hiện đúng quy định của bộ. Quy định cộng điểm khuyến khích như IELTS có thể tạo ra bất công giữa học sinh ở thành phố và nông thôn.
Trong khi đó, ở bậc THPT, quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT ban hành quy định, học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đạt yêu cầu nào đó sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Trong đó, môn Tiếng Anh yêu cầu thí sinh có chứng chỉ IELTS 4.0, TOEFL 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm được miễn thi ngoại ngữ và quy đổi điểm 10 nhằm xét tốt nghiệp THPT.
Năm ngoái, Hà Nội có gần 16.000 thí sinh được tính điểm 10 và miễn thi ngoại ngữ vì có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu. Số học sinh được miễn thi ngoại ngữ tăng vọt hằng năm. Ngoài ra, các địa phương như: TPHCM, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… cũng có số lượng lớn học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT.
Trúc Chi (t/h)Tag: tuyển thẳng thi học sinh giỏi thi vào lớp 10
Thi vào lớp 10: Thi 3 môn vào lớp 10 để giảm áp lực cho thí sinhThứ 3, 27/02/2024 | 19:00
Hiện có nhiều tỉnh, thành phố đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025 và quyết định chỉ thi 3 môn nhằm giảm áp lực cho thí sinh.
Học sinh, thầy cô sốt ruột chờ “chốt” số lượng môn thi vào lớp 10Thứ 5, 14/12/2023 | 15:14
Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội nên “chốt” số lượng thi 3 môn theo xu hướng chung mà các địa phương đang lựa chọn và công bố sớm để tạo sự ổn định trong tuyển sinh.
Thi trượt vào lớp 10: Chuyên gia cho rằng bài học kinh nghiệm quan trọng hơn điểm sốThứ 2, 10/07/2023 | 19:00