Trang Chủ / Đời Sống / Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

Đời Sống

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

10:14 | 12/10/2023

Bảng lương mới của lực lượng công an dự kiến được thực hiện cải cách từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Sau cải cách tiền lương, bảng lương của lực lượng công an có điểm gì mới.

 Áp dụng hệ thống bảng lương mới sau cải cách tiền lương

Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương cũng như các chính sách liên quan; trong đó có nội dung về việc cải cách tiền lương lực lượng công an.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ về việc xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Cũng theo Nghị quyết 27/NQ-TW, có nhiều yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối với quân đội, công an.

Theo đó, bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Cơ cấu tiền lương gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

 Bảng lương mới của lực lượng công an dự kiến được thực hiện cải cách từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Ảnh minh họa: TL

Điều chỉnh phụ cấp với lực lượng vũ trang

Về nội dung cải cách cụ thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương lực lượng vũ trang sẽ được tính theo số tiền cụ thể theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bảo đảm tương quan với tiền lương trên thị trường lao động.

Nghị quyết số 27-NQ/TW có nhiều điều chỉnh về phụ cấp của đối tượng lực lượng vũ trang.

Theo đó, quân đội, công an, cơ yếu không bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên; đồng thời, được hưởng các loại phụ cấp sau đây: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; phụ cấp lưu động và phụ cấp đặc thù cho quân đội.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề) sẽ bị bãi bỏ.

Bảng lương Công an nhân dân mới nhất 2023 (thực hiện từ ngày 1/7/2023)

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Từ ngày 1/7/2023, bảng lương công an nhân dân cụ thể như sau:

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

 (Nguồn: thuvienphapluat.vn)

Bảng lương công an nhân dân theo từng lần nâng lương

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

 (Nguồn: thuvienphapluat.vn)

Trong đó, thời hạn nâng lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng là 4 năm.

Công an nhân dân là gì?

Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 nêu rõ:

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Trong đó, Điều 4 Luật này quy định, công an nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Được tổ chức một cách tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và tổ chức theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở.

- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Hằng năm, ngày 19/8 là ngày truyền thống của công an nhân dân và ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".

Công an nhân dân gồm những lực lượng nào?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Công an nhân dân, hệ thống tổ chức của công an nhân dân bao gồm:

- Bộ Công an.

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Công an xã, phường, thị trấn.

Trong đó, Công an nhân dân chia thành 02 lực lượng là Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân.

Nhiệm vụ và quyền hạn của công an nhân dân

Điều 16 Luật Công an nhân dân quy định, lực lượng công an nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng sau:

- Thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình và đề xuất với các cơ quan của Đảng, Nhà nước chỉ đạo đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia...

- Thực hiện hoạt động tình báo.

- Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, bảo vệ khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện về chính trị quan trọng...

- Quản lý về an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam...

- Quản lý an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng.

- Quản lý về điều tra và phòng, chống tội phạm.

- Quản lý về thi hành án hình sự.

- Quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính.

- Quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, con dấu, an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, phòng cháy, chữa cháy, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện...

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024

 Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong công an nhân dân được quy định theo Luật Công an nhân dân. Ảnh minh họa: TL

Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong công an nhân dân

Hệ thống cấp bậc, quân hàm trong ngành Công an nhân dân được quy định tại Điều 20, 21 Luật Công an nhân dân như sau:

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

Sĩ quan cấp tướng

+ Đại tướng.

+ Thượng tướng.

+ Trung tướng.

+ Thiếu tướng.

Sĩ quan cấp tá:

+ Đại tá.

+ Thượng tá.

+ Trung tá.

+ Thiếu tá.

Sĩ quan cấp úy:

+ Đại úy.

+ Thượng úy.

+ Trung úy.

+ Thiếu úy

Hạ sĩ quan

+ Thượng sĩ.

+ Trung sĩ.

+ Trung sĩ.

Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:

Sĩ quan cấp tá

+ Thượng tá.

+ Trung tá.

+ Thiếu tá.

Sĩ quan cấp úy

+ Đại úy.

+ Thượng úy.

+ Trung úy.

+ Thiếu úy.

Hạ sĩ quan

+ Thượng sĩ.

+ Trung sĩ.

+ Hạ sĩ.

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:

Hạ sĩ quan nghĩa vụ

+ Thượng sĩ.

+ Trung sĩ.

+ Hạ sĩ.

Chiến sĩ nghĩa vụ

+ Binh nhất.

+ Binh nhì.

Cần đáp ứng tiêu chuẩn gì để được tuyển chọn vào lực lượng công an nhân dân?

Để được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng công an nhân dân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Có lý lịch rõ ràng.

- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong công an nhân dân.

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

(Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP)

Nguyên tắc tuyển chọn vào công an nhân dân

- Theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của công an nhân dân.

- Bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và bình đẳng giới.

- Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy và thủ trưởng công an đơn vị, địa phương.

- Đúng chức danh, vị trí công việc và đủ điều kiện, tiêu chuẩn; bảo đảm tính cạnh tranh, số lượng người dự tuyển ở mỗi chỉ tiêu phải cao hơn ít nhất hai lần so với chỉ tiêu cần tuyển.

- Có chính sách ưu tiên hợp lý trong tuyển chọn đối với người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; người có tài năng; người dân tộc thiểu số; đối tượng chính sách.

(Điều 2 Thông tư 55/2029/TT-BCA)

Nguồn: Nguồn thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Điểm mới về bảng lương của lực lượng công an sau cải cách tiền lương từ 7/2024 - Đời Sống