Trang Chủ / Sức Khỏe / Tại sao người gầy lại bị đột quỵ, dù béo phì mới là nguy cơ?

Tại sao người gầy lại bị đột quỵ, dù béo phì mới là nguy cơ?

Sức Khỏe

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Điều đó không có nghĩa là những người gầy không mắc bệnh này.

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Điều đó không có nghĩa là những người gầy không mắc bệnh này.

Anh trai tôi vừa nhập viện do đột quỵ. Anh ấy khá gầy và không có biểu hiện về bệnh tim. Tôi thường nghe nói người béo phì, thừa cân mới hay bị bệnh này, tại sao người gầy như anh trai tôi lại bị? (Long Nguyên, TP.HCM)BSCKII Nguyễn Trọng Luật, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tư vấn:

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ, có nghĩa là những người bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác. Điều đó không có nghĩa là những người gầy không bị đột quỵ.

Tương tự, nhiều bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ và dù anh của bạn không có bệnh lý tim mạch vẫn có nguy cơ bị đột quỵ vì ngoài bệnh lý tim mạch, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Để bạn hình dung một cách tổng quát về các nhóm nguyên nhân chính gây đột quỵ, tôi xin chia sẻ một số thông tin sau:

Đột quỵ gồm 2 dạng chính: nhồi máu não và xuất huyết não. Nguyên nhân nhồi máu não gồm huyết khối tại mạch máu não, thuyên tắc từ nơi khác tới não (đa số xuất phát từ tim), giảm tưới máu hệ thống và các bệnh lý về huyết học. Nguyên nhân xuất huyết não thường gặp là tăng huyết áp, chấn thương, sử dụng ma túy, dị dạng mạch máu não, vỡ phình mạch máu não.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

- Lối sống: Thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, uống nhiều rượu bia, sử dụng ma túy.

- Bệnh lý: Huyết áp cao; hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động; rối loạn mỡ máu; bệnh tiểu đường; ngưng thở khi ngủ; bệnh tim mạch như: suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng trong tim hoặc nhịp tim bất thường (chẳng hạn như rung nhĩ); tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; nhiễm Covid-19.

- Yếu tố khác: Tuổi tác (người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi), chủng tộc (người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác), giới tính (đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ khi bị đột quỵ thường lớn tuổi hơn và họ có nhiều khả năng chết vì đột quỵ cao hơn nam giới), nội tiết tố (sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh).

Q&A:Tại sao người gầy lại bị đột quỵ, dù béo phì mới là nguy cơ?

Cô giáo 32 tuổi tử vong vì đột quỵ khi đang dạy học

Người phụ nữ có vẻ ngoài khỏe mạnh qua đời do đột quỵ lúc đang dạy lớp thể dục.

Q&A:Tại sao người gầy lại bị đột quỵ, dù béo phì mới là nguy cơ?

Phát hiện bệnh mạch máu não nguy hiểm sau cơn đau đầu đột ngột

Đang ở nhà, ông L., 52 tuổi, đột ngột đau đầu, buồn nôn, xuất hiện cơn co giật. Vào tới bệnh viện tỉnh, ông đã hôn mê, mất nhận thức, chẩn đoán xuất huyết não do vỡ thông động tĩnh mạch não.

Bình luận

Nguồn: Nguồn vietnamnet.vn

Tại sao người gầy lại bị đột quỵ, dù béo phì mới là nguy cơ? - Sức Khỏe